MẶT TRĂNG VÀ ĐỒNG XU
Hay là Cuộc đào thoát của Gauguin
MẶT TRĂNG VÀ ĐỒNG XU mượn một phần tiểu sử của danh họa người Pháp Paul Gauguin, một trong những họa sĩ tiên phong, một tên tuổi rất lớn và đầy sáng tạo của hội họa hiện đại, xuất hiện gần như đồng thời với sự ra đời lừng lẫy của các họa sĩ trường phái Ấn tượng.
S. Maugham đã mượn câu chuyện nửa thực nửa hư về cuộc đời của nhà danh họa để trình bày những ý nghĩ của mình về Nghệ thuật, Tình yêu và Con người. Chắc hẳn ông có dựa vào quyển hồi ký của chính nhà danh họa, nhưng ở nhiều chỗ ông đã hư cấu với thủ pháp quen thuộc của mình. Ở đây chúng ta gặp lại Maugham với những chủ đề ta đã từng gặp trong hai tác phẩm kia: con người, dục vọng, nghệ thuật…
Đoạn dưới đây là lời của ông với ông nhà văn được cử đi để tìm mình khi nói về phụ nữ.
Mình thích sự nổi loạn và sự nhận xét của ông ấy.
When a woman loves you she's not satisfied until she possesses your soul. Because she's weak, she has a rage for domination, and nothing less will satisfy her. She has a small mind, and she resents the abstract which is unable to grasp. She is occupied with material things, and she is jealous of the ideal. The soul of man wanders through the uttermost regions of the universe, and she seeks to imprison it in the circle of her account-book. Do you remember my wife? I saw Blanche little by little trying all her tricks. With infinite patience she prepared to snare me and bind me. She wanted to bring me down to her level; she cared nothing for me, she only wanted me to be hers. She was willing to do everything in the world for me except the one thing I wanted : to leave me alone.
Tạm dịch:
Khi một người phụ nữ yêu anh, cô ấy sẽ khó mà thỏa mãn cho đến khi chiếm giữ được trái tim anh. Bởi vì cô ta yếu đuối, mà lại mang trong mình bản năng sở hữu điên cuồng, nên chẳng gì có thể làm hài lòng cô ta cả. Cô ta có một đầu óc hạn hẹp, và giận dữ với những khái niệm trừu tượng cái mà thật khó để nắm bắt. Cô ấy bị những thứ vật chất làm bận rộn và ghen tức với cái gọi là lí tưởng. Tâm hồn người đàn ông đi lang thang đến những vùng vô định trong vũ trụ, và cô ta lại tìm cách giam cầm họ trong cái vòng luẩn quẩn của cuốn sổ chi tiêu. Ông có nhớ vợ tôi không? Tôi thấy Blanche từng chút từng chút một đang lặp lại trò đó. Với một sự kiên nhẫn vô hạn, cô ta tìm cách gài bẫy và trói buộc tôi. Cô ta muốn kéo tôi xuống cùng đẳng cấp của mình, mà cô ta có quan tâm gì tới tôi đâu, cô ta chỉ muốn tôi là của cô ta thôi và sẵn sàng làm mọi việc trên đời cho tôi ngoại trừ một việc, mà cũng là thứ duy mà tôi muốn: là để tôi yên.
Cuốn “Mặt trăng và đồng sáu xu” (The Moon and sixpence) của nhà văn Anh nổi tiếng William Somerset Maugham, xuất bản năm 1919, được viết dựa trên tiểu sử của danh họa người Pháp Paul Gauguin.
Trong cuốn sách, tác giả kể lại cuộc phiêu lưu kỳ lạ của Charles Strickland, đang là một nhà buôn chứng khoán thành đạt, vợ con đề huề, được kính trọng, tự dưng bỏ lại tất cả để chạy theo hội họa.
Khỏi nói gia đình và cả xã hội nơi ông sống ngạc nhiên và phẫn nộ đến thế nào trước quyết định điên rồ này nhưng ông quyết ra đi, phó mặc việc nuôi nấng con cái cho vợ. Dù ông để lại hầu hết tài sản cho vợ con nhưng người vợ đang yên lành làm nội trợ trong nhà phải ra ngoài đi làm đồng thời quản lý con cái, còn ông chồng dấn thân vào cuộc sống lang bạt của giới nghệ sĩ, bất chấp ngày mai.
Sau nhiều năm phấn đấu không thành công ở Paris, ông đi tìm môi trường sáng tác mới ở cái tuổi gần năm mươi. Cuối cùng ông trôi dạt đến đảo Tahiti, hoàn toàn xa cách với thế giới văn minh, hơn nữa còn chung sống với một phụ nữ thổ dân, điều không thể tha thứ được trong con mắt xã hội cũ của ông.Trên đảo Tahiti, trong một gian nhà nhỏ ở một vùng hẻo lánh, được chăm sóc bởi người vợ trẻ, ông miệt mài vẽ cho đến ngày chết vì bệnh hủi, mù cả hai mắt. Tác phẩm cuối cùng của ông là những bức tranh vẽ trên vách và trần nhà mà người được may mắn nhìn thấy đánh giá là kiệt xuất. Với tính khí khác thường vốn có, ông yêu cầu vợ đốt căn nhà, nhưng những bức tranh vẽ trên vải không đóng khung vứt lung tung trong nhà đủ cho những ai hiểu biết hội họa coi ông là một thiên tài.